Để được thực hiện hoạt động chuyên môn của mình, cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Đáp ứng Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh được quy định tại Điều 35 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
b) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị, phương tiện vận chuyển y tế:
a) Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu với đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế;
b) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu bảo đảm an toàn và điều kiện vệ sinh cho người bệnh.
3. Nhân sự:
a) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề;
– Có văn bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
4. Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.